Tin tức
Lò xoay tuynel và những lưu ý khi lựa chọn đầu tư ?
Trong xu thế xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel với công suất ngày càng lớn, vấn đề lựa chọn thiết bị, công nghệ sản xuất được các chủ đầu tư cân nhắc rất kỹ lưỡng, đặc biệt là công nghệ sản xuất được lựa chọn áp dụng.
Để đảm bảo yếu tố hiệu quả, hiện đại, tránh bị lạch hậu về công nghệ sau thời gian ngắn đầu tư, hiện nay rất nhiều nhà máy sản xuất gạch tuynel áp dụng công nghệ lò xoay di động (hay lò đĩa) được xây dựng. Nhiều nhà đầu tư coi đây như công nghệ tiên tiến nhất, hiệu quả nhất trong sản xuất gạch tuynel, nên đã lựa chọn để đưa vào nhà máy sản xuất.
Vậy khi lựa chọn đầu tư công nghệ lò xoay tuynel, các chủ đầu tư cần lưu ý những điểm gì, một số các yếu tố ưu nhược điểm căn bản của công nghệ này là gì ? Hãy cùng đội ngũ kỹ thuật Công ty TNHH Xiechuang Việt Nam đi tìm câu trả lời dưới đây:
1- Lựa chọn công suất
- Khác với lò tuynel trần phẳng có thể linh hoạt trong lựa chọn công suất, với việc có thể xây dựng thêm lò hoặc dừng, tắt bớt lò tùy vào tình hình thị trường tiêu thụ, lò xoay tuynel chỉ có thể chia ra 3 mức công suất gồm 12 – 15 vạn viên QTC/ngày, 20 – 25 vạn viên QTC/ngày và 30 vạn viên QTC/ngày và với dao động +- 20% công suất thiết kế.
- Điều này đồng nghĩa chủ đầu tư khi xây dựng cần cân nhắc lựa chọn thật kỹ lưỡng mức công suất dự định đầu tư để lựa chọn lò xoay với kích cỡ phù hợp và chỉ điều chỉnh công suất trong giới hạn thiết kế của hệ thống
2- Cân nhắc dựa trên mặt bằng nhà máy:
- Do đặc thù về thiết kế, hệ lò xoay tuynel được di chuyển trên một hệ thống ray theo một đường tròn khép kín, do đó thường chiếm diện tích lớn hơn so với lò tuynel trần phẳng khi so trên cùng một công suất sản lượng.Do đó mặt bằng nhà máy cũng cần có diện tích lớn hơn, đáp ứng đủ chiều rộng, chiều dài để đặt được hệ thống lò và đảm bảo kho bãi chứa nguyên liệu, gạch thành phẩm đi kèm.
- Một ví dụ cụ thể : Một nhà máy xây dựng với công suất thiết kế 30 vạn viên QTC/ngày, thường cần thiết kế lò với đường kính ray ngoài 120 – 130m, để đảm bảo thời gian phơi gạch mộc được tối ưu, ngoài ra cần cộng thêm khu vực đường bao quanh 10m để xe vận tải chở gạch hoặc giao thông nội bộ di chuyển gạch ra sân bãi ….. Tổng thể nhà máy cần ít nhất 6 – 8ha.
3- Tính toán dựa trên yêu cầu của thị trường:
- Do thời gian phơi gạch mộc chỉ kéo dài từ 1 – 1.5 ngày trước khi cho vào lò, và gạch được làm khô chủ yếu nhờ hệ thống sấy trong lò, nên sản phẩm gạch sản xuất bằng công nghệ lò xoay thường luôn có nám đen (3 chấm hay 2.5 chấm) trên bề mặt. Đối với khu vực miền trung và miền bắc thị trường luôn yêu cầu có vết nám đen này, như một tiêu chuẩn chứng minh gạch đã nung chín và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tuy nhiên với thị trường khu vực phía nam thì những sản phẩm gạch có vết nám đen lại được xếp vào loại 2, và có giá bán thấp hơn rất nhiều.
- Do đó đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để các chủ đầu tư tính toán, cân nhắc trước khi lựa chọn công nghệ để áp dụng sản xuất trong nhà máy.
ĐỂ TƯ VẤN CHI TIẾT HƠN, QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ HOTLINE: 0911 321 999